Một số điểm lưu ý trong giai đoạn làm cơi đọt trên Sầu Riêng

CÔNG TY TNHH SX TM DV NÔNG NGHIỆP GOFARMS

sale@gofarms.vn

Ngày đăng: 11/12/2021 - 09:21 AM

    MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN LÀM CƠI ĐỌT TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

    Thời kỳ sinh trưởng và phát triển của Sầu Riêng chia làm 2 giai đoạn chính: Sinh trưởng sinh dưỡng (1) Sinh trưởng sinh sản (2):

    • Giai đoạn thứ nhất (1) là quá trình sinh trưởng của cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá) hay còn gọi là giai đoạn hình thành và nuôi dưỡng cơi đọt.
    • Giai đoạn thứ hai (2) chuyển sang hình thành cơ quan sinh sản và dự trữ như hoa, quả, hạt …hay còn gọi là giai đoạn hình thành và nuôi dưỡng hoa và trái.

                 

    Giai đoạn Sinh trưởng sinh dưỡng                                                            Giai đoạn Sinh trưởng sinh sản

    Hầu hết bà con nông dân thường chỉ chú trọng vào giai đoạn làm bông và trái, giai đoạn chăm sóc cơi đọt thường bị bỏ qua. Theo bà con giai đoạn tạo cơi đọt, hình thành bộ lá cho cây có quan trọng hay không? Hãy cùng GoFarms tìm hiểu và chia sẻ vấn đề này nhé:

    Thực tế, theo Kết quả Nghiên Cứu từ Trung tâm Chanthaburi Horticultural Research Center, Chanthaburi, Thailand, Sầu Riêng cần 330 lá để có thể tổng hợp đủ các dưỡng chất nuôi 1 trái. Khác với một số loại cây ăn trái khác, chất dự trữ trong Sầu Riêng được tập trung chủ yếu trong lá nên nếu cơi đọt ốm yếu, lá bị sâu bệnh tấn công thì khả năng ra hoa và nuôi trái rất kém.

                 

    Có thể nhận thấy rằng giai đoạn hình thành và chăm sóc cơi đọt là thời điểm hết sức quan trọng quyết định thành, bại của cả mùa vụ nên bà con phải hết sức lưu ý những vấn đề kỹ thuật để đảm bảo đủ sức khỏe cho cây, làm tiền đề tốt cho mùa vụ đạt năng suất tốt nhất.
    Mời bà con tham khảo cách chăm sóc cơi đọt Sầu Riêng theo quy trình sau: 
     Tiến hành cắt tỉa sầu sau thu hoạch, vệ sinh vườn và xử lí nấm bệnh có thể sử dụng những thuốc có hoạt chất trừ nấm phun phủ đều cây kết hợp thuốc kích kháng tưới gốc.
     Tiến hành bón phân hữu cơ và kích rễ cho cây khi cơi lá đã chuyển già. 
    Khi cây bắt đầu nhú mũi giáo tiến hành phun dưỡng đọt và trừ sâu rầy
    + Nhà vườn có thể sử dụng phun dưỡng lá với các dòng phân bón lá đa, trung vi lượng, amino hữu cơ.. giúp đọt bung nhanh, xanh, khỏe.
    + Phòng trừ sâu rầy từ lúc cây bắt đầu nhú mũi giáo. Mỗi lần phun cách nhau 5 – 7 ngày (tùy theo mật độ sâu rầy trong vườn mà bà con có thể rút ngắn thời gian vd: Mỗi lần phun cách nhau 3 – 5 ngày). Bà con nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời, phòng trừ sâu rầy đúng thời điểm. Sử dụng các loại thuốc có hoat chất trừ rầy hiệu quả như: Imidacloprid, Buprofenzin,…

                       

    Những vấn đề thường gặp trong quá trình làm cơi đọt

    GOFARMS gửi đến quý bà con BỘ SẢN PHẨM DƯỠNG LÁ hoàn chỉnh bắt đầu từ lúc cây ra mũi giáo đến lúc lá già như sau:

    Lần 1: Khi cây nhú mũi giáo sử dụng sản phẩm: Phân bón lá Bộ đôi (MB 5-12-25, Calcium Nitrate)+ Phân bón lá Seasol-Trung vi lượng + Thuốc trừ sâu sinh học OCAMEC 3.6EC + Thuốc trừ rầy TVDAN 300 WP.
    Lần 2: Sau 5 - 7 ngày tiếp tục sử dụng: Phân bón lá Bộ đôi (MB 5-12-25, Calcium Nitrate) + Phân bón lá Seasol-Trung vi lượng + Thuốc trừ sâu sinh học OCAMEC 3.6EC + Thuốc trừ rầy TVDAN 300 WP.
    Lần 3: Khi lá đã mở 1-2 cặp lá sử dụng: Phân bón lá Đạm Amino + Thuốc trừ sâu sinh học OCAMEC 3.6EC + Thuốc trừ rầy TVDAN 300 WP.
    Lần 4: Sau 5-7 ngày sử dụng tiếp tục Phân bón lá Đạm Amino + Thuốc trừ sâu sinh học OCAMEC 3.6EC + Thuốc trừ rầy TVDAN 300 WP đến khi lá chuyển lụa.

            

    KÍNH CHÚC QUÝ BÀ CON LÀM CƠI ĐỌT HIỆU QUẢ & VỤ MÙA BỘI THU!!!

    0
    Zalo
    Hotline